Trong thi đấu đôi, mỗi bên đều có 2 vận động viên, vì vậy vị trí trên sân của mỗi người trong quá trình thi đấu đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả của mỗi trận. Ngay từ quả phát cầu hai vận động viên cùng bên cần phải đứng sao cho sau quả phát có thể phối hợp di chuyển chặt chẽ và hợp lý để đỡ cầu đối phương đánh sang. Vì vậy vị trí đứng phát cầu của 2 vận động viên trong thi đấu đôi cũng cần được quan tâm và thường có 2 trường hợp sau:
- Vận động viên phát cầu đứng ở vị trí sát đường trung tâm và đường giới hạn phát cầu gần. Vận động viên thứ 2 đướng sát đường trung tâm và ở chếch phía sau.
- Vận động viên phát cầu đứng gần đường giới hạn phát cầu gần và biên dọc. Vận động viên thứ 2 đứng tiến lên ở khu vực bên kia để hỗ trợ vận động viên phát cầu.
Trong cả 2 trường hợp đứng đều không được để có một khoảng trống lớn trên sân, cho đối phương đánh trả cầu.
Trong thi đấu đôi, do có sự hạn chế của đường giới hạn phát cầu xa nên chiến thuật chủ yếu là phát cầu thấp thấp gần để hạn chế sự tấn công của đối phương ngay từ quả đầu. Để đảm bão cho chiến thuật này có hiệu quả thì lỹ thuật phát cầu phải được hoàn thiện ở mức độ cao, sao cho đường cầu phát chỉ được phép cao hơn mép trên của lưới khoảng 5cm và điểm rơi càng gần đường giới hạn phát cầu gần (trong khu phát) càng tốt.
Trong trường hợp đối phương yếu trái hoặc vị trí đứng đỡ phát cầu không được hợp lý (nếu đối phương đứng chuẩn bị để trống bên trái nhiều) ta có thể phát cầu lao xa vào bên trái đối phương hoặc phát chéo ngắn để gây cho đối phương bị động đỡ cầu, tạo điều kiện cho ta dứt điểm nhanh ở quả sau.
Cũng như trong thi đấu đơn, không nên duy trì nhiều một kiểu phát cầu nào trong suốt trận đấu mà ta phải linh hoạt thay đổi kiểu phát và đướng phát sao cho đối phương luôn bị động đỡ cầu, mới mong giành được thắng lợi. Phát cầu trong đánh đôi có thể phối hợp thay đổi cả phát thuận tay và trái tay tùy theo sở trường và ý đồ chiến thuật trong khi phát.
Cũng như trong thi đấu đơn, thi đấu đối trong cầu lông không chỉ phụ thuộc vào các chiến thuật di chuyển mà còn phụ thuộc vào chiến thuật đánh cầu. Phương châm trong thi đấu đôi là lấy tấn công làm chình, tấn công nhanh, mạnh, liên tục đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho thắng lợi của trận đấu. Việc áp dụng một cách tự động hóa các yếu tố đánh cầu trong mỗi kỹ thuật, được áp dụng trong từng chiến thuật thi đấu phải rất linh hoạt và thuần thục cho cả 2 vận động viên cùng bên. Trong thi đấu đôi, ta vẫn có thể sử dụng một số chiến thuật của thi đấu đơn như đánh theo đường, theo điểm, trong việc áp dụng những chiến thuật này trong thi đấu đối có hơi khác như sau:
- Đối với chiến thuật đánh theo đường, trong đánh đôi ta cần hạn chế các đường cầu sao sâu để giảm uy lực tấn công của đối phương. Cần sử dụng các đường cầu lao thẳng hoặc chéo, đánh nhanh, xa người đối phương để gây rối loạn đội hình của đối phương chờ thời cơ dứt điểm.
Với chiến thuật đánh theo điểm, ta không nên sử dụng cố định một hoặc vài điểm đánh vào nó, mà cần phải xem xét vị trí đứng trên sân của đối phương để đánh cầu. Để nâng cao hiện quả thi đấu ta cần sử dụng chiến thuật đánh vào chỗ trống. Đây là phương pháp lợi dụng nhược điểm của từng loại chiến thuật phối hợp di chuyển của bên đối phương mà đánh cầu vào đó để giành điểm. Đặc điểm trong thi đấu đôi là diện tích lớn hơn không nhiều so với thi đấu đơn, nhưng lại có 2 đấu thủ trong sân nên để tìm được điểm trống trên sân chỉ là thời có. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ sự phối hợp di chuyển của đối phương (trong điều kiện cho phép) để biết yếu điểm của họ mà đánh vào những điểm trống thuận lợi.
- Đối với đôi áp dụng phối hợp theo đường chéo thì điểm trống thuận lợi cho ta đánh vào là 2 góc sân nằm trên đường chéo đó và dọc bên trái đối phương.
- Với đối phân theo trên dưới thì điểm yếu là dọc theo 2 đường biên dọc và đặc biệt là ở khoảng giữa của 2 đường biên này ở nhay phía sau của đấu thủ thứ nhất.
- Đối với đôi phân theo đừng trung tâm thì điểm yếu là dọc đường trung tâm giữa 2 đấu thủ. Đặc biệt là 2 điểm giữa sát lưới và sát đường biên ngang cuối sân.
- Đối với đôi phối hợp di chuyển luân phiên thì điểm yếu chính là vị trí của cầu thủ vừa tiếp xúc cầu xong (vị trí đối phương vừa di chuyển).
Do vậy trong quá trình thi đấu đôi, muốn giành phần thắng thì ngoài việc tìm chỗ trống trên sân đối phương để đánh vào, còn cần phải quan sát cả đồng đội của mình để phối hợp di chuyển sao cho trên sân mình không để lại khoảng trống lớn với thời gian dài trong thi đấu.
- Chiến thuật phối hợp di chuyển trong đánh đôi.
Trong thi đấu đôi, sự phối hợp thuần thục, hợp lý của 2 vận động viên cùng bên về các mặt kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu là vô cùng quan trọng. Trong đó đặc biệt là sự phối hợp di chuyển trên sân trong quá trình thi đấu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đấu với mỗi đôi khác nhau, sự phối hợp di chuyển cũng được áp dụng khác nhau, song nhìn chung dựa trên cơ sở phân chia sân theo các khu vực đánh cầu thì có 4 loại phối hợp di chuyển thường được áp dụng như sau:
- Phân chia theo đường chéo;
- Phân chia theo trên dưới;
- Phận chia theo đường trung tâm;
- Phối hợp di chuyển vòng tròn luân phiên.
- Chiến thuật phân chia theo đường chéo.
Sự phân chia khu vực theo đường chéo nghĩa là trên sân mình được chia đôi (có tính chất tương đối) theo đường chéo của sân, mỗi vận động viên chịu trách nhiệm đánh những quả cầu rơi trên khu vực sân của mình. Trong trường hợp chia này vận động viên phát cầu cần chịu trách nhiệm nữa trên (gần nửa sân sát lưới), vận động viên còn lại chịu trách nhiệm phần nửa sân còn lại (phần nửa sân có đường biên ngang). Phương pháp phân chia này thường áp dụng với những vận động viên co trình độ khá và tương đương nhau về các mặt kỹ, chiến thuật. với cách phận chia này các vận động viên thường áp dụng kỹ thuật di chuyển chéo hoặc nhảy bước để đánh cầu.
- Chiến thuật phân chia theo trên, dưới.
Phân chia theo khu vực trên dưới nghĩa là trên sân mình được chia ra làm 2 khu vực trên và dưới. Ở cách chia này 2 vận động viên cùng bên thường đứng theo vị trí hàng dọc để đánh cầu. vận động viên đứng trên sẽ chịu trách nhiệm phần trên gần lưới (thường tính từ ngang vị trí đứng trở lên). Vận động viên đứng sau chịu trách nhiệm phần còn lại của sân.
Phương pháp phân chia này thường áo dụng cho 2 vận động viên có trình độ chênh lệch hoặc thi đấu đôi nam nữ phối hợp. Trong cách chia này vận động viên thường áp dụng kỹ thuật di chuyển đa bước ngang để đánh cầu.
- Chiến thuật phân chia theo đường trung tâm.
Phân chia theo đường trung tâm là lấy đừng trung tâm để chia sân làm 2 khu vực phải trái. Mỗi vận động viên phải chịu trách nhiệm một nửa sân theo chiều dọc. Cách chia này thường áp dụng với 2 vận động viên có trình độ tương đương nhau và được sử dụng rất hiệu quả trong phòng thu. Với cách chia này vận động viên phải áp dụng tốt kỹ thuật di chuyển tiến lùi.
- Chiến thuật phối hợp di chuyển vòng tròn luân phiên
Di chuyển phối hợp vòng tròn luân phiên (bù chỗ) là phương pháp phối hợp mà 2 vận động viên luôn luôn di chuyển nhất định ở vị trí chéo nhau trên sân. Phương pháp này thường ít được áp dụng vì tiêu hao thể lực lớn do vận động viên luôn phải di chuyển (kể cả người đánh cầu lẫn người không), nhưng phương pháp này thường có hiệu quả với những đôi có trình độ cao vì đối phương rất khó phát hiện khoảng trống trên sân trong quá trình thi đấu.
- Chiến thuật hai đánh một
Ngoài các chiến thuật trên, trong thi đấu đôi ở môn cầu lông còn một chiến thuật nữa vẫn hay được áp dụng. Đó là chiến thuật hai đánh một. Chiến thuật này được sử dụng khi phát hiện đối phương, hai vận động viên có sự chênh lệch về trình độ kỹ, chiến thuật hoặc thể lực. Áp dụng chiến thuật này là 2 vận động viên bên mình luôn luôn nhằm tấn công nhanh mạnh vào vận động viên yếu của bên đối phương để giành điểm. Chiến thuật này rất có hiệu quả trong các trận đấu đôi nam nữ phối hợp.