Checking...

Ouch! There was a server error.
Retry »

Sending message...

Đăng ký tập

Nơi mua sắm sản phẩm cầu lông chính hãng

nơi mua sản phẩm thể thao uy tín
Nơi mua sản phẩm cầu lông chính hãng

Học cầu lông Quận 3 – Quận 10

Học cầu lông Tại Tp Hồ Chí Minh

Tại Sao Phải Học Cầu Lông cơ bản

Kỹ thuật cầm vợt trong cầu lông

Với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm chơi cầu lông có lẽ sẽ cho rằng đây là một kỹ thuật quá đơn giản, ai mà chẳng biết, cần gì phải học, cầm như thế nào đánh cũng trúng cầu. Nhưng thực khi bạn cầm vợt cầu lông không đúng cách thì khả năng đánh cầu lông của bạn cũng bị hạn chế rất nhiều về phản xạ chậm khi chọn vị trí tiếp xúc trái cầu, lực đánh thiếu (không được mạnh) cho tới cảm giác cầu cũng kém hơn.
Khi bạn cầm vợt sai cách thì rất dễ sẽ dẫn đến trường hợp chấn thương như chấn thương phần cổ tay, cánh tay, vai…
Ngược lại nếu như bạn thực hiện động tác này đúng ngay từ đầu thì ngoài khắc phục được những nhược điểm trên thì sự tiến bộ của bạn khi đánh cầu lông có thể nói là nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt qua từng buổi tập, qua từng trận đánh
Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, việc cầm vợt đúng sẽ giúp cho quá trình xử lý các tình huống đánh cầu được linh hoạt, phát huy được sức mạnh tối đa của các kỹ thuật Cầu lông
Và tiếp theo đây là những cách cầm vợt cầu lông tương ứng với từng kỹ thuật đánh của người chơi.

• Cầm vợt thuật tay:
Trước hết để vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra (như lúc bắt tay) đặt sát mặt vợt.
Tiếp đó vuốt nhẹ từ giữa vợt xuống cán và dùng lại ở gần cuối cán vợt. Ngón trỏ tạo thành góc nhọn nằm lấy hai má trái và phải của cán vợt. Ba ngón còn lại nằm tự nhiên ở phần gần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này 1 cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó sẽ làm cản trở động tác đánh cầu hoặc cầm vợt quá cao sẽ cản trở đến động tác của cổ tay

• Cầm vợt trái tay:
Cách cầm vợt trái tay thường được sử dụng để đánh cầu ở bên trái cơ thể. Dựa trên cơ sở cách cầm vợt thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hỏi quay ra ngoài. Điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gờ nhỏ của cạnh trong, ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm chặt chuổi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út làm cho lòng bàn tay có được một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau

Trên cơ sở của cách cầm vợt trái tay, dựa vào góc độ khác nhau của các đường cầu đối phương đánh sang có thể điều chỉnh và thay đổi nhỏ cách cầm vợt trái tay cho phù hợp khi sử dụng trong cắt cầu sát lưới, đỡ đập cầu và móc cầu chéo góc lưới…

 

 

 

 

 

Hãy liên hệ Thầy Mạnh 0938 123 918 để được tư vấn!